Bệnh vảy nến hồng là một bệnh lý ngoài da, được xếp vào các bệnh lành tính nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và cách chữa trị ra sao? Bệnh vảy nến hồng là bệnh ngoài da phổ biến, dù không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng vảy hồng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường và cảm thấy tự ti.
Giới thiệu chung bệnh vảy nến hồng
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính phổ biến, vậy vảy nến hồng là bệnh gì? Vẩy nến hồng hay vảy nến hồng là loại phát ban có triệu chứng là nổi đốm tròn hay hình bầu dục trên ngực, bụng hoặc lưng nên còn được gọi là bản huy hiệu. Các huy hiệu được phát triển từ đốm nhỏ rồi lan rộng ra khắp cơ thể và có chiều dài đến 10cm. Những đối tượng trong độ tuổi từ 10 – 35 tuổi, thường là nữ dễ mắc phải bệnh vảy phấn hồng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến hồng
Đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực về nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh vảy hồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển do một số yếu tố sau:
- Tình trạng nhiễm trùng: Vảy hồng là bệnh lý do virus, như là chủng virus herpes (HHV 7), parvovirus gây ra hoặc do nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Tình trạng nhiễm khuẩn: Những loại vi khuẩn khiến vảy hồng gia tăng như là legionella pneumophila, chlamydia pneumoniae, mycoplasma pneumoniae.
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc bao gồm bismuth, captopril, barbiturates… có khả năng gây phát ban như vảy hồng.
- Yếu tố khác: Người bệnh có tiền sử bị mụn trứng cá, viêm da tiết bã tiếp xúc với quần áo mỡi cũng làm vảy hồng phát bệnh.
Triệu chứng bệnh vảy nến hồng
Bệnh vảy nến hồng ban đầu có dấu hiệu điển hình là nổi một mảng lớn, có vảy. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng phổ biến sau đây:
- Khi mới khởi phát bệnh, bạn sẽ cảm thấy chán ăn, toàn thân mệt mỏi, phát sốt… Ngoài ra, những vùng tổn thương da “có mặt” là những mảng da màu hồng với đường kính từ 2 đến 10cm.
- Sau đó, hiện tượng phát ban lan rộng toàn cơ thể của người bệnh từ vài giờ đến 2 tháng sau khi mảng màu hồng đã xuất hiện. Vết phát ban tập trung theo một đường cong ở trên da hoặc bị tổn thương da là những vết mẩn đỏ, không vảy bắt đầu tại ngực, bụng sau đó mới lan rộng tại cổ, cánh tay và đùi.
- Có 75% trường hợp cảm thấy ngứa và 25% trường hợp thấy ngứa ngáy nhiều.
- Có khoảng 20% số người mắc bệnh vảy nến hồng thuộc dạng không điển hình là không gặp phải những triệu chứng trên. Những dạng bệnh đó thường có triệu chứng cụ thể như nổi sần đỏ, mụn nước, nổi mề đay, ban xuất huyết…
Xem thêm: [Hỏi Đáp] Bệnh vảy nến có lây không?
Chẩn đoán bệnh vảy nến hồng
Phần lớn trong các trường hợp bị vảy nến hồng, bác sĩ sẽ quan sát những phát ban của người bệnh để xác định tình trạng bệnh. Tiếp đó, tại vùng da bị phát ban, bác sĩ sẽ cạo da để kiểm tra về tình trạng của bệnh vì bệnh vảy nến hồng đôi khi cũng dễ gây nhầm lẫn với nhiễm giun đũa.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu hoặc làm sinh thiết cho bệnh nhân để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Kết quả xét nghiệm giúp loại trừ những bệnh lý khác về da như là bệnh vảy nến, bệnh chàm.
Cách điều trị bệnh vảy nến hồng
Người bệnh vảy nến hồng có thể yên tâm vì thông thường bệnh tự khỏi trong thời gian từ 4 đến 10 tuần. Nhưng nếu sau thời điểm này bệnh vẫn tồn tại đồng thời gây ra những triệu chứng khó chịu thì người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Một số cách chữa trị bệnh vảy nến hồng được áp dụng phổ biến như sau:
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp các biện pháp điều trị không rút ngắn thời gian bị bệnh và không làm giảm những triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như kem có chứa thành phần corticosteroid hay kem dưỡng da để giảm đau và ngứa.
Khi trường hợp bệnh trở nặng, để rút ngắn thời gian phát ban, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin đường uống hoặc kê đơn thuốc kháng virus hay loại thuốc corticosteroid mạnh hơn.
Liệu trình ánh sáng
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng liệu trình ánh sáng tia cực tím (UV). Đây là biện pháp chữa trị được áp dụng khi bệnh vảy nến hồng đã trở nên nghiêm trọng, phát ban đã bao phủ một phần lớn trên khắp cơ thể hay thời gian phát ban kéo dài hơn thông thường. Mục tiêu là giúp làm giảm, làm mờ vết ban bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên. Biện pháp này cũng có hạn chế là sau khi phát ban đã hết, tại những vị trí nhất định xuất hiện tình trạng sẫm màu kéo dài.
Trong quá trình điều trị cần lưu ý:
- Nên tắm với nước ấm để giảm đi những khó chịu do bệnh vảy nến hồng.
- Tránh hoạt động nhiều làm tiết ra nhiều mồ hôi.
- Nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát, thoáng khí.
Do bệnh vảy nến hồng có nét tương đồng với một số bệnh ngoài da khác như hắc lào, phát ban thường nên dễ gây nhầm. Vì vậy, khi xuất hiện những biểu hiện nổi mẩn, phát ban, bạn không nên tự ý điều trị, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị đúng cách.
Khả năng tái phát
Phần lớn trường hợp bị vảy hồng chỉ xảy ra một lần duy nhất và không bao giờ tái phát lại bệnh. Chỉ khoảng từ 2 đến 3% trường hợp gặp lại bệnh. Ngoài ra, khi bị tái phát người bệnh còn gặp triệu chứng đau mắt đỏ mỗi năm một lần trong vòng 5 năm liên tiếp sau đó.
Bạn tuyệt đối không nên chủ quan dù bệnh vảy nến hồng là bệnh da liễu tương đối lành tính. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng, hãy theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để kịp thời có biện pháp điều trị đúng cách.
Xem thêm: [Bệnh Vẩy Nến] Nguyên Nhân & Dấu Hiệu
Cách hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến hồng
Để hạn chế bệnh vảy nến hồng tiến triển, bạn cần điều chỉnh những thói quen, sinh hoạt thường ngày để làm giảm thời gian mắc bệnh. Những thói quen đó gồm:
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và diễn tiến các triệu chứng.
- Không được tự ý uống thuốc mà không được chỉ định, nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.
- Nếu đang dùng các loại thuốc nào đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết.
- Tắm bằng nước ấm, có thể dùng sữa tắm từ bột yến mạch.
Các bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh vảy nến hồng
Bệnh nhân cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
- Hắc lào
Mảng không có hình oval và vẩy thường ở ngoại vi mảng hồng ban.
- Viêm da tiết bã
Vùng tổn thương thường bị đỏ da, vảy mỡ ở vùng mặt, lưng, ngực.
- Giang mai giai đoạn 2
Vùng tổn thương là đào ban, sẩn giang mai, mảng niêm mạc không đau, không ngứa, cần xét nghiệm huyết thanh giang mai.
- Vảy phấn dạng lichen mạn tính
Các tổn thương thường nhỏ hơn, vảy dày, không có mảng da hồng, bệnh kéo dài lâu hơn. Các sang thương thường nằm chủ yếu ở các chi nhiều hơn.
Mảng nhỏ hơn, vảy rất dày.
Bệnh vảy nến hồng có những biến chứng gì?
Dù là bệnh lành tính, vảy hồng có thể để lại vết tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm. Theo một nghiên cứu trên 61 phụ nữ, vảy hồng có thể gây sảy thai trong thời kỳ đầu mang thai. Một số phụ nữ gặp các vấn đề sinh non.
Điều trị vảy nến hồng thể không điển hình do Herpes gây ra bằng thuốc cũng có thể dẫn đến hội chứng mẫn cảm với thuốc, gây các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở da. Nếu bạn bị phát ban nhưng không xác định rõ nguyên nhân, hãy đến bệnh viện để khám chuyên khoa. Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác xem tình trạng phát ban là bệnh vảy nến hồng hay là một bệnh lí về da khác tương tự. Việc xác định chính xác căn bệnh giúp bạn tránh phải việc áp dụng những điều trị không cần thiết.
Tóm lại,bệnh vảy nến hồng là một bệnh lý khá phổ biến ở người trẻ. Đây là bệnh lý lành tính nhưng khiến người bệnh thấy rất khó chịu. Việc chữa trị sớm sẽ giúp bạn hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Mua Ngay: Tinh chất Bách Linh sản phẩm hỗ trợ dành cho người vảy nến
TẬP ĐOÀN DƯỢC MỸ PHẨM DOVA GROUP
🌐Trang web: https://dova.com.vn/
🖥 Fanpage: https://www.facebook.com/dovagroup
☎ Hotline: 0889.568.568
🕘 Hoạt động: 8:00-17:00, Thứ 2 đến thứ 6 và 8:00-12:00 Thứ 7 (hàng tuần)
🏬 Địa chỉ: Số 27 Ngõ 131, Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội