Việc chăm sóc da nhạy cảm đúng cách thường “khó nhằn” vì dễ bị mẩn cảm, kích ứng. Cùng DovaGroup tìm hiểu về làn da khó tính này cũng như cách dưỡng da phù hợp thông qua bài viết sau.
Da nhạy cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết
Da nhạy cảm là loại da rất dễ bị viêm hoặc kích ứng, nổi ban… thường bao hàm các vấn đề của da dầu, da khô lẫn hỗn hợp rất khó phân biệt. Tuy vậy, các biểu hiện lại có phần “tức thời” với cấp độ nghiêm trọng hơn.
Không như các loại da khác, da nhạy cảm thường khó phân biệt hơn với những biểu hiện vô cùng đa dạng, dễ biến đổi:
- Có đặc điểm của cả da dầu và da khô: Khi da tiết quá nhiều dầu sẽ gây bít tắt lỗ chân lông, từ đó dẫn đến hình thành mụn. Các phản ứng này lại xuất hiện luân phiên khiến da dễ bị viêm nhiễm, ngứa rát,…
- Dễ kích ứng với mỹ phẩm: Làn da nhạy cảm có màng bảo vệ mỏng hơn các làn da khác nên da sẽ dễ bị nổi mụn nhọt, nổi ban, mề đay, mẩn ngứa
- Nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm môi trường hay sự thay đổi thời tiết cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đau nhức đột ngột, đỏ bừng từng mảng cho da
- Da dễ cháy nắng, bỏng rát: Làn da nhạy cảm chỉ cần tiếp xúc trực tiếp trong vòng 30 phút, sẽ xuất hiện hiện tình trạng bỏng rát, nổi mụn nước li ti, phát ban do các tác nhân trên gây ra.
Nguyên nhân khiến da nhạy cảm
Có một lớp màng bảo vệ gọi là hydrolipid trên bề mặt da. Lớp màng này hoạt động như một “lá chắn”, bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng, đồng thời, duy trì độ ẩm tự nhiên của da, từ đó duy trì độ săn chắc, mềm mại và đàn hồi cho da.
Tuy nhiên, đối với làn da nhạy cảm, lớp màng bảo vệ này bị yếu đi khiến da dễ bị tổn thương, trước các tác hại từ môi trường như:
- Không khí ô nhiễm
- Thay đổi nội tiết tố
- Luôn trong tình trạng căng thẳng, thiếu ngủ
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
- Thường xuyên tắm rửa với nước quá nóng hoặc quá lạnh
Ngoài ra, làn da này cần thời gian phục hồi sau kích ứng khá lâu. Đây là lý do tại sao nếu bạn thuộc da nhạy cảm, bạn cần có quy trình chăm sóc da rõ ràng và phù hợp với nhu cầu của da
Quy trình 6 bước chăm sóc da nhạy cảm
Bước 1: Tẩy trang cho da nhạy cảm
Cũng giống như các loại da khác, da nhạy cảm cũng cần được “thở”, được làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông. Vệ sinh da cẩn thận là tiền đề quyết định hiệu quả của các dưỡng chất được hấp thụ vào da ở các bước chăm sóc sau đó.
Bạn nên chọn sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, không chứa hương liệu, các chất tẩy rửa mạnh và cồn xấu gây mất cân bằng da. Nếu bạn là người mới trong việc dưỡng da, tẩy trang dạng nước sẽ là lựa chọn an toàn cho làn da nhạy cảm.
Bước 2. Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
Bạn nên rửa mặt tối đa 2 lần/ ngày, sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bạn khong nên lạm dụng tần suất sử dụng sản phẩm vì sẽ khiến da bị mỏng đi và trở nên nhạy cảm hơn.
Thay vào đó, hãy chọn cho mình 2 loại sữa rửa mặt khác nhau cho buổi sáng và buổi tối:
- Buổi sáng: Nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và lành tính nhất, có độ pH trong khoảng 5 -5.5
- Buổi tối: Để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất tích tụ trong ngày hiệu quả, các bạn nên chọn những loại sữa rửa mặt có khả năng sạch sâu
Bạn nên tránh các thành phần như Salicylic Acid, Alpha Hydroxy Acid (AHA) và Beta Hydroxy Acid (BHA) vì chúng là những hóa chất có tính tẩy rửa cao, dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hạt massage để rửa mặt vì chúng có thể gây thêm tổn thương cho da nhạy cảm.
Bước 3. Nước cân bằng cho da nhạy cảm (Toner)
Nước cân bằng giúp ổn định môi trường trên bề mặt da, làm dịu và làm giảm các biểu hiện bất thường trên da sau bước làm sạch.
Cũng như cách chọn tẩy trang, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn và hương liệu. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các nguyên liệu có chiết xuất thiên nhiên như thảo mộc, trà xanh… vì chúng thích hợp hơn với da nhạy cảm.
Bước 4. Tinh chất dưỡng cho da nhạy cảm (Serum)
Serum là tinh chất được chiết xuất cô đặc và dễ dàng thấm sâu vào các tầng da có khả năng nuôi dưỡng chuyên sâu và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường,
Các thành phần như tảo biển, lô hội, niacinamide, ceramide… sẽ thích hợp với làn da nhạy cảm. Serum vitamin C cũng hiệu quả trong việc tái tạo, chống lão hóa da, nhưng do bản chất citric acid tác dụng với da mặt gây châm chích nhẹ vì bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi sử dụng.
Bước 5. Kem dưỡng cho da nhạy cảm
Kem dưỡng ẩm là giải pháp bổ sung độ ẩm và dưỡng chất bị thiếu hụt, ngăn da mất nước và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường. Bên cạnh đó, sau khi thoa serum, kem dưỡng sẽ giúp “khóa” lại tất cả dưỡng chất thấm sâu vào da mà không bay hơi đi mất.
Kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên như dầu olive, dầu jojoba, chiết xuất hoa cúc, trà xanh, lô hội hay ceramide sẽ an toàn với làn da dễ tổn thường và nhạy cảm
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến kết cấu kem dưỡng, nếu quá đặc có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Vì thế, bạn nên chọn các loại kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ như gel hoặc lotion cho da dầu nhạy cảm vừa cung cấp độ ẩm thiết yếu vừa thấm nhanh vào da. Với da khô nhạy cảm, bạn có thể dưỡng ẩm cho da bằng sản phẩm dạng kem để đảm bảo đủ độ ẩm cũng như tăng sự mềm mượt cho da.
Bước 6. Kem chống nắng cho da nhạy cảm
Chống nắng mỗi buổi sáng không bao giờ là thừa trong quy trình dưỡng da, giúp bảo vệ da toàn diện trước các tác hại của tia UVA , UVB cũng như một số tác nhân khác từ môi trường.
Tuy nhiên, một số thành phần trong kem chống nắng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Do đó, bạn nên tìm mua những sản phẩm chứa thành phần lành tính cho da nhạy cảm như kẽm oxit hoặc titanium dioxit và có chỉ số SPF ít nhất từ 30 trở lên để đảm bảo hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Một số lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm
Thành phần cần tránh
Ngoài các thành phần tốt cần có trong sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm, các bạn cũng cần đọc kỹ bảng thành phần để tránh các hợp chất dễ gây kích ứng sau đây:
- Paraben: Chất bảo quản mỹ phẩm dễ gây tác dụng phụ lên da trong đó Ethylparaben, Methylisothiazolinone là 2 thành phần phổ biến
- Hydroquinone: Đây là hợp chất làm trắng da bằng việc loại bỏ tế bào chết. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sản phẩm, chúng có thể gây kích ứng và làm mỏng da trong trường hợp
- Alcohol (cồn): Gây cảm giác ngứa hoặc nổi mẩn đỏ ngay lập tức sau khi tiếp xúc với da
- Nhóm Silicone: Đặc biệt là Dimethicone, Cyclopentasiloxane, Phenyl trimethicone… vì một người có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng với thành phần này
- Nhóm parfum và essential oil (hương liệu): Tinh dầu và các hợp chất tạo mùi thường có khả năng tạo nên các phản ứng bất thường trên da
- Nhóm phẩm màu: Trên thực tế, các loại thuốc nhuộm, phẩm màu chứa các thành phần gây kích ứng, dị ứng da mạnh nhất
Thử sản phẩm trước khi dùng
Một lưu ý nhỏ cho các bạn da nhạy cảm là khi muốn thử một sản phẩm dưỡng da mới, bạn cần dùng một lượng nhỏ thoa lên khu vực da mỏng dưới cánh tay trước. Nếu không có biểu hiện bất thường mới có thể sử dụng cho mặt, tránh trường hợp gây ra những kích ứng không đáng có.
Thay đổi thói quen tắm
Sữa tắm nước hoa luôn được yêu thích bởi không chỉ đem lại làn da sạch mịn mà còn lưu hương bền lâu. Tuy nhiên, da nhạy cảm lại không phù hợp với loại sữa tắm này. Các bạn nên hạn chế sử dụng sản phẩm chứa hương liệu nồng, chất tẩy rửa hay chất khử mùi mạnh.
Không chỉ thế, bạn nên tránh ngâm mình trong nước quá nóng quá 10 phút vì có thể gây khô da và hạn chế chà xát cơ thể để không gây thêm kích ứng cho da.
Chế độ ăn uống cho da nhạy cảm
Bạn có thể bố sung những thực phẩm giàu vitamin C, các loại đậu và bạn có thể duy trì độ đàn hồi của da nhờ bổ sung acid béo như Omega-3 từ dầu và hạt lanh. hạn chế tinh bột và chất béo bão hòa có thể giúp phục hồi làn da.
Ngoài ra, da nhạy cảm cần tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng và stress. Đồng thời, duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng sẽ góp phần lớn trong việc ngăn tình trạng nổi mụn, kích ứng da xuất hiện.
Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn sở hữu làn da nhạy cảm sẽ hiểu rõ hơn về làn da của mình và tìm ra được quy trình chăm sóc da phù hợp nhất.
TẬP ĐOÀN DƯỢC MỸ PHẨM DOVA GROUP
📌Trang web: https://dova.com.vn/
📌 Fanpage: https://www.facebook.com/dovagroup
🕓 Hoạt động: 8:00 – 17:00, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
🏘 Địa chỉ: Số 27, Ngõ 131 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.