google-site-verification: googlefe67cf723346ca75.html

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 10% người bị vẩy nến phát triển thành bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate) – đây là bệnh có mức độ phổ biến chỉ sau vẩy nến thể mảng. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến thể giọt và cách điều trị hiệu quả, an toàn bằng thảo dược mời theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh vẩy nến thể giọt là gì? Có lây không?

Khung-Anh-Cho-WEB-DOVA-9 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Vẩy nến thể giọt (Guttate) là bệnh tự miễn, xuất hiện khi tế bào da trên cơ thể tăng tốc độ tăng trưởng tự nhiên. Tên bệnh có nguồn gốc từ tiếng Latin, chữ Gutta trong tên có nghĩa là “giọt”. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì các mảng nhỏ màu đỏ nổi lên trên bề mặt da (cánh tay, chân, thân, tai, da mặt) giống như trông giống như hạt nước mắt hay hạt mưa.

Thông thường, vẩy nến Guttate tự biến mất mà không để lại sẹo. Tuy vậy, cũng có những trường hợp cần có sự can thiệp của y khoa mới có thể kiểm soát được các triệu chứng. Vẩy nến là căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền và cơ địa. Bệnh không do virus hay vi khuẩn gây nên vì thế không có nguy cơ lây nhiễm từ người qua người. Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái và tự lan rộng trên chính cơ thể bệnh nhân.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể giọt

Có thể nhận biết bệnh vảy nến thể giọt thông qua những triệu chứng đặc trưng như:

  • Da nổi từng mảng nhỏ, màu đỏ hoặc hồng đậm giống như hạt mưa hoặc nước mắt, có ranh giới rõ ràng.
  • Có hoặc không có vảy da (vảy da là những phiến mỏng, lỏng lẻo, dễ bị bong khi gãi hoặc nạo. Khi loại bỏ phần vẩy, da có thể bị rướm máu).
  • Thương tổn riêng lẻ, rải rác trên da, mật độ bao phủ ít hơn so với tổn thương do vẩy nến thể mảng.

Vẩy nến thể giọt xuất hiện chủ yếu tại cánh tay, chân, ngực, sau đó lan lên mặt, tai, da đầu. Bệnh không xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, móng tay như một số thể vẩy nến khác. Bệnh vẩy nến thể giọt có nguy cơ bùng phát vào mùa đông hoặc khi thời tiết khô hanh và phát triển, lây lan nhanh hơn vào mùa hè.

Xem thêm: [Bệnh Vẩy Nến] Nguyên Nhân & Dấu Hiệu

Các giai đoạn của bệnh vẩy nến thể giọt

Khung-Anh-Cho-WEB-DOVA-10 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Có thể phân bệnh vẩy nến thể giọt thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn nhẹ: Bề mặt da chỉ có một vài đốm nhỏ (khoảng 3% da).
  • Giai đoạn vừa: Tổn thương chiếm 3 – 10% bề mặt da.
  • Giai đoạn nặng: Tổn thương 10% da hoặc toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra, việc phân loại bệnh vẩy nến thể giọt còn có thể căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn, vẩy nến chỉ chiếm 2 – 3% tổng diện tích trên cơ thể nhưng nó sẽ được xếp vào dạng nghiêm trọng nếu gây hưởng đến ngoại hình. Hoặc bệnh vẩy nến ở tay chỉ xuất hiện trên 2% tổng diện tích cơ thể nhưng gây ảnh hưởng đến sinh kế thì cũng có thể xếp vào nhóm từ trung bình – nặng.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt vẫn chưa được xác định. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là một loại rối loạn tự miễn. Hiện tượng trên xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể thay tấn công đến tế bào da khỏe mạnh (thay vì tấn công vi khuẩn, vi rút gây bệnh), gây đỏ, ngứa da, da đóng vảy, bong tróc.

Bệnh vẩy nến Guttate thường bùng phát sau đợt mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn – phổ biến nhất là liên cầu khuẩn. Di truyền cũng là một trong những yếu tố được xác định có liên hệ mật thiết đối với bệnh.

Theo NPF, một số yếu tố kích hoạt bệnh vẩy nến bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm amidan
  • Căng thẳng
  • Trên bề mặt da có vết trầy xước, bỏng
  • Do ảnh hưởng của thuốc điều trị: thuốc chống sốt rét và thuốc chẹn beta (thường dùng điều trị chứng rối loạn nhịp tim).

Chẩn đoán bệnh vẩy nến thể giọt

Thông qua việc quan sát triệu chứng trên da, đặt một số câu hỏi về tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ có chẩn đoán sơ bộ về vấn đề người bệnh đang mắc phải.

Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng và một số thông tin về bệnh sử để việc chẩn đoán diễn ra thuận lợi.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định biện pháp lấy máu, xét nghiệm có vi khuẩn strep bên trong hay không, làm sinh thiết…  trước khi đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Điều trị bệnh vẩy nến thể giọt

Khung-Anh-Cho-WEB-DOVA-11 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Một đợt bệnh vẩy nến Guttate thường kéo dài từ 2 – 3 tuần sau đó thuyên giảm rồi lại tiếp tục bùng phát. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát các triệu chứng vẩy nến bằng cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vẩy nến thể giọt phổ biến.

Thuốc điều trị vẩy nến từ Tây y

Người bệnh vẩy nến thể giọt có thể dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để khắc phục một số triệu chứng bệnh như: ngứa da, bong tróc da, khô da…, gồm:

  • Kem Cortisone trị ngứa và sưng da
  • Dầu gội trị gàu nếu như vẩy nến xuất hiện ở da đầu
  • Lotion kết hợp với cool tar (dẫn xuất của than đá) để làm dịu da, giảm viêm và ngứa.
  • Kem dưỡng ẩm
  • Vitamin A

Trong trường hợp bệnh vẩy nến chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc điều trị sau, gồm:

  • Corticosteroid: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa, đỏ trên da.
  • Methotrexate: Thuốc có vai trò ức chế hệ thống miễn dịch, thường được dùng trong trường hợp bệnh vẩy nến thể giọt trở nên nghiêm trọng hoặc những loại thuốc điều trị khác không phát huy tác dụng.
  • Apremilast (Otezla)

Lưu ý các loại thuốc Tây y để điều trị vẩy nến thể giọt đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài hoặc với liều lượng vượt quá quy định. Do đó bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh nguy cơ nhờn thuốc và các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh việc dùng thuốc, Tây y còn điều trị vẩy nến bằng Quang trị liệu. Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn bôi một số thuốc tăng cường hấp thụ ánh sáng, sau đó soi tia cực tím lên da để ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào da. Bên cạnh giải pháp trị liệu ánh sáng nhân tạo, người bệnh cũng có thể được chỉ định tắm nắng (2 – 3 lần mỗi tuần) để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể giọt.

Chữa vẩy nến thể giọt bằng phương pháp dân gian tại nhà

Trong dân gian cũng lưu tuyền khá nhiều bài thuốc chữa vẩy nến bằng các nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn, chống viêm. Trong đó có thể kể đến một số phương pháp phổ biến như:

  • Chữa vẩy nến bằng lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không tươi xanh, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Có thể thêm một chút muối biển rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Chữa vẩy nến bằng lá lốt: Chọn 10 – 15 lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát. Làm sạch vùng da bị vảy nến rồi đắp lá lốt lên trên. Giữ nguyên trong 20 – 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Chữa vẩy nến bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da bị vảy nến rồi dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng tổn thương. Để nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư, các loại lá và tinh dầu kể trên đều có tính sát khuẩn, chống viêm nên có thể giúp làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu của vẩy nến như ngứa ngáy, bong tróc da. Tuy nhiên, nếu dùng để điều trị bệnh thì hiệu quả không cao. Do đó bệnh nhân vẫn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bằng những phương pháp chính thống.

Xem thêm: [Hỏi Đáp] Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vẩy nến thể giọt kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị tích cực và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân vẩy nến thể giọt còn cần lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư, bệnh nhân vẩy nến cần hạn chế ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • Các loại hải sản như tôm, ghẹ, cua, ốc…
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
  • Nhóm thực phẩm quá giàu chất béo.
  • Đồ ăn nhanh, những món chiên xào hoặc nhiều gia vị cay, nóng.
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Bên cạnh đó, bệnh nhân vảy nến có thể tích cực ăn các loại thực phẩm như:

  • Các loại rau xanh
  • Trái cây giàu vitamin C, A, E
  • Các thực phẩm giàu kẽm.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt như:

  • Hạn chế tắm nước quá nóng.
  • Không dùng tay gãi làm trầy xước da.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên để làm dịu và mềm da.
  • Che chắn da cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
  • Mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, mềm mại, không bó sát.

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh vẩy nến thể giọt. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nhận tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Trường hợp ở xa có thể chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi tới cho các bác sĩ của Trung tâm kèm theo mô tả chi tiết về triệu chứng.

Mua Ngay: Tinh chất Bách Linh sản phẩm hỗ trợ dành cho người vảy nến

TẬP ĐOÀN DƯỢC MỸ PHẨM DOVA GROUP

🌐Trang web: https://dova.com.vn/

🖥 Fanpage: https://www.facebook.com/dovagroup

☎ Hotline: 0889.568.568

🕘 Hoạt động: 8:00-17:00, Thứ 2 đến thứ 6 và 8:00-12:00 Thứ 7 (hàng tuần)

🏬 Địa chỉ: Số 27 Ngõ 131, Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0889568568
Đăng ký tư vấn