1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là hiện tượng một khối u có chứa dịch lỏng phát triển bất thường ở buồng trứng. Khối u có thể hình thành từ các mô của buồng trứng hoặc mô của các cơ quan khác. Ai cũng có thể mắc bệnh u nang buồng trứng, đặc biệt trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi rất dễ mắc u nang buồng trứng ác tính và thường ít gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
2. Phân loại u nang buồng trứng
Dựa vào cấu tạo và tính chất của từng khối u, u nang buồng trứng phải được chia thành: u nang cơ năng và u nang thực thể.
U nang cơ năng
Đây là khối u được sinh ra do rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng, về mặt giải phẫu bệnh tổ chức buồng trứng không thay đổi. Có 3 loại u nang cơ năng:
- Nang bọc noãn: Là các nang noãn đã đủ trưởng thành nhưng không vỡ, không rụng trứng, nang cứ tiếp tục lớn lên có thể to đến 8cm khiến nữ giới chậm chu kỳ kinh nguyệt.
- Nang hoàng thể: Được hình ảnh do hoàng thể vẫn phát triển bình thường sau phóng noãn, sau đó tạo ra các nang có vỏ mỏng chứa đầy dịch bên trong, gây đau và chảy máu ở vùng chậu.
- Nang hoàng tuyến: hay gặp ở bệnh nhân thai trứng, ung thư nguyên bào nuôi..
U nang thực thể
Ở những khối u này có biến đổi về tổ chức học buồng trứng, vì vậy có nguy cơ ung thư hóa. Các dạng u thực thể:
- U nang nước: Là dạng hay gặp nhất. Một túi chứa dịch bên trong, có vỏ mỏng thường lành tính. Nhưng nếu trên bề mặt có tăng sinh nhiều mạch máu hay có các nhú trên bề mặt hoặc trong lòng u là những dấu hiệu nghi ngờ ung thư hóa.
- U nang bì: Phổ biến nhất là u quái (teratoma) chiếm 25% u nang buồng trứng hầu hết là lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ trước dậy thì, phụ nữ tuổi sinh đẻ và mãn kinh. Thành khối u nang có cấu tạo như một lớp sừng, bên trong chứa tóc, xương, răng, tuyến bã… rất dễ bị xoắn.
- U nang nhầy: Chiếm 20% các khối u buồng trứng, đây là khối u có rất nhiều thùy, chính vì thế có kích thước lớn hơn các loại u khác. Trong nang chứa dịch nhầy màu vàng, đặc, thường dính với các tạng xung quanh.
- Nang lạc nội mạc buồng trứng: tổ chức nội mạc tử cung phát triển ngay trên bề mặt buồng trứng, gây phá hủy mô lành buồng trứng, nang vỏ mỏng, dính vào các tổ chức xung quanh, bên trong chứa màu chocolate, u thường gây đau khi hành kinh, dính nhiều làm tắc vòi trứng gây vô sinh.
3. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng khá đa dạng, tuy nhiên thường gặp nhất là do các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ, sự thay đổi hormon, các bệnh lý về nội mạc tử cung hoặc buồng trứng,…
-
Rối loạn nội tiết tố nữ ở các giai đoạn sinh lý của cơ thể hoặc do các bệnh lý nội tiết, bệnh phụ khoa. Nội tiết tố bị phá hủy có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận.
-
Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai dẫn đến những thay đổi hormon ở nữ giới.
-
Chế độ ăn uống ít rau xanh, giàu loại thực phẩm có chứa các chất tác động đến nội tiết tố nữ hoặc hormon như thịt, trứng, sữa.
-
Người thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, stress cao độ hoặc thừa cân, béo phì cũng có thể là đối tượng dễ bị u nang.
-
Phụ nữ đã từng bị sẩy thai hoặc các bé gái có hiện tượng dậy thì sớm cũng cần phải cảnh giác với bệnh này.
-
Nang trứng bị dị tật, phát triển không bình thường, hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
-
Mạch máu của các nang bị vỡ, chảy máu, dẫn đến hình thành u nang xuất huyết.
-
Thể vàng không tiêu biến sau khi phóng noãn mà tồn tại dai dẳng.
-
Các tế bào biểu mô, tế bào mầm, tế bào mô đệm phát triển bất thường.
-
Biến chứng của u nang buồng trứng: xoắn nang, vỡ nang,…
4. Điều trị như thế nào khi bị u nang buồng trứng?
Hầu hết các trường hợp bị u nang buồng trứng ở giai đoạn sớm đều không có biểu hiện rõ ràng do đó rất khó để chị em có thể phát hiện. Vậy nên nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ, các chị em cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và kiểm tra.
Một số trường hợp u nang buồng trứng không cần can thiệp như nang được hình thành do các nang noãn lớn dần hay nang xuất huyết. Các dạng u nang này có thể tự tiêu biến sau một vài chu kỳ kinh nguyệt mà không cần sự can thiệp y khoa nào. Nếu bạn nhân cảm thấy đau, bác sĩ sẽ hướng dẫn các cách giảm đau như massage, nghỉ ngơi nhiều hơn, chườm nóng, vận động nhẹ nhàng hoặc có thể dùng thuốc giảm đau,…
Một số phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiện nay đối với các trường hợp cần can thiệp như:
-
Sử dụng thuốc làm teo, vỡ khối u hoặc các loại thực phẩm chức năng để cân bằng nội tiết tố nữ, thúc đẩy cơ thể sản sinh ra chất để tiêu diệt khối u nang. Trước tiên, các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngăn ngừa quá trình rụng trứng và hạn chế việc hình thành u mới.
-
Phẫu thuật nội soi để bóc tách các khối u ra khỏi buồng trứng hoặc cắt bỏ hoàn toàn nếu buồng trứng bị tổn thương nặng nề.
-
Sử dụng phương pháp ngoại khoa là mổ hở với các khối u có kích thước lớn, u bán xoắn, u xoắn vỡ, nghi ngờ nhiễm trùng, hoại tử.
-
Kết hợp giữa phương pháp cắt bỏ khối u với các phương pháp trị liệu khác như quang tuyến trị liệu, hóa trị liệu. Đặc biệt là hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần, điều trị tâm lý.
CRILIN – Viên nang giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh u nang buồng trứng và u xơ tử cung.